Về Matter Labs & Nghệ thuật Subtraction
Giới thiệu sơ lược
Matter Labs là công ty có mục tiêu được xác định duy nhất: đó là trở nên ít quan trọng hơn theo thời gian. Khi zkSync phát triển, Matter Labs sẽ cố tình 'trừ' vào hệ sinh thái rộng lớn hơn của những người tham gia network . Những người tham gia này sẽ được chuẩn bị, không phải bởi công ty, mà bởi sứ mệnh: đẩy nhanh việc chấp nhận rộng rãi của crypto vì chủ quyền của cá nhân
I. Tập đoàn và Web3
Các sản phẩm của Web2 gói gọn trong các tập đoàn; sản phẩm của Web3 gói gọn trong cộng đồng
Đường cong S (S curve)
Đặc điểm nổi bật của “Big Tech” (Alphabet, Amazon, Apple, Meta) là sự hợp tác. Các tập đoàn này tuân theo một mô hình có thể dự đoán được. Ở lần đầu tiên ra mắt, các tập đoàn tập trung vào việc cung cấp các giá trị - họ thay đổi sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của người dùng; tuyển dụng các nhà phát triển bên thứ 3 để xây dựng các giao thức kết nối (API) của họ. Nhưng khi họ phát triển, họ ngày càng hướng các giá trị về phía tập đoàn.
Khi các dự án lập biểu đồ theo Đường cong S và đạt được tỉ lệ chấp nhận, các tập đoàn sẽ bắt đầu trích xuất giá trị từ người dùng (ví dụ: dữ liệu, quảng cáo) và cạnh tranh với các nhà phát triển bên thứ ba.
Quan sát này lần đầu tiên được thực hiện bởi Chris Dixon (a16z). Anh ấy viết:
“Khi họ chạm đến đỉnh của đường cong S, mối quan hệ của họ với những người tham gia mạng lưới thay đổi từ 2 bên đều có lợi (positive-sum) thành 1 bên lợi và 1 bên hại (zero-sum). Cách dễ nhất để tiếp tục phát triển là trích xuất dữ liệu từ người dùng và cạnh tranh với các yếu tố bổ sung thông qua các đối tượng khách hàng và lợi nhuận. Các ví dụ lịch sử về điều này là Microsoft so với Netscape, Google so với Yelp, Facebook so với Zynga và Twitter so với các khách hàng bên thứ 3 của họ.² ”
Theo một nghĩa nào đó, hành vi này được coi là một chức năng của chính các tập đoàn. Các tập đoàn không trung lập với sứ mệnh của mình (mission-neutral). Họ định hướng những người sáng lập hướng tới việc tối đa hóa giá trị của cổ đông. Điều này đôi khi trùng hợp với sứ mệnh của những người sáng lập; nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Và khi nó không phải là sứ mệnh của người sáng lập, hiện tượng xảy ra là vế sau thường gộp chung vào vế trước.
Crypto-network có khả năng chống lại hiện tượng này bởi ba lý do:
Họ bắt nguồn giá trị mục tiêu của mình từ sự phân quyền; nếu một công ty kiểm soát có thể loại bỏ những người tham gia, nền tảng đó sẽ không còn sự cạnh tranh
Network không có vùng chứa các giá trị tập trung
Các quy tắc của network được thiết lập on-chain và; quản trị được coi là một chức năng của cộng đồng, không phải của một tập đoàn.
Các công ty Web3 đi theo một đường cong khác, với các phân đoạn chính sau:
Họ xây dựng một cộng đồng người dùng và nhà phát triển xung quanh sản phẩm;
Họ đưa và tăng mức độ kiểm soát cho cộng đồng đó;
Họ giảm bớt quyền lực của mình vào cộng đồng đó và trở thành một phần của hệ sinh thái lớn hơn.
II. Triết lý của Subtraction
Phép trừ không phải là sự giảm thiểu; nó là về việc xây dựng một network với sự phụ thuộc tối thiểu vào một thành phần riêng lẻ (tức là công ty phát triển sáng lập)
Định nghĩa phép trừ
“Subtraction” lần đầu tiên được Ethereum Foundation định nghĩa trong một bài đăng trên blog từ năm 2019.
“”Subtraction” nghĩa là kháng cự lại xu hướng bẩm sinh của các tập đoàn là phát triển và tích lũy giá trị bên trong chính họ, và thay vào đó đảm bảo rằng giá trị này được tạo ra bên ngoài Foundation trong hệ sinh thái Ethereum rộng lớn hơn.”
Trang web của họ cung cấp các ví dụ sau về hành vi "trừ":
Thay vì nắm bắt cơ hội, chúng tôi phân phối cơ hội cho những người khác
Thay vì thận trọng khi người khác tạo ra giá trị, chúng tôi rất vui mừng khi họ làm được
Thay vì cố gắng trở nên quan trọng hơn, chúng ta cố gắng ít quan trọng hơn
Tại sao Subtraction lại quan trọng?
Cơ sở lý luận cho phép trừ giống với cơ sở lý luận cho phi tập trung:
Tính trung lập đáng tin cậy: Nếu một công ty sáng lập vẫn giữ quyền kiểm soát network, các quy tắc của mạng đó có thể tự ý thay đổi bởi công ty đó
Khả năng chấp nhận lỗi: Nếu một công ty sáng lập vẫn giữ lại duy nhất nhà điều hành hoặc nhà cung cấp dịch vụ của network (ví dụ: bộ sắp xếp dãy) thì mạng đó dễ bị dính các lỗi ngẫu nhiên
Tấn công bề mặt: Nếu một công ty sáng lập vẫn giữ quyền kiểm soát mạng, công ty đó sẽ trở thành điểm bị tấn công duy nhất
II. Nghệ thuật của Subtraction
Trong thực tế, việc “trừ” đòi hỏi sự chú ý cẩn thận đến hai lĩnh vực: (1) kỹ thuật phi tập trung hóa và (2) thiết kế tổ chức. Đây là điều kiện tiên quyết cho phép trừ; nếu network dựa vào công ty sáng lập để tiếp tục hoạt động (ví dụ: bộ sắp xếp dãy tập trung) thì nó không thể “trừ” đi một cách đáng tin cậy. Điều này đảm bảo rằng hệ sinh thái có các cơ chế cần thiết để phối hợp như một cơ thể được phân phối đầy đủ. Nói chung, những domain này tạo nên nghệ thuật của phép trừ**.**
Kỹ thuật phi tập trung hóa
Điều này sẽ không có gì phải ngạc nhiên: network phải hoạt động độc lập với một doanh nghiệp tập trung. Đối với zkSync, chúng ta có thể chia cấu trúc kỹ thuật thành ba thành phần chính: (1) trình tự sắp xếp, (2) định ngữ và (3) tầng khả dụng dữ liệu (zkPorter).
Chúng tôi chưa sẵn sàng thảo luận về các kế hoạch cụ thể trong các lĩnh vực này. Tuy nhiên, có thể nói rằng, việc phân cấp kiến trúc kỹ thuật của zkSync sẽ là điều kiện tiên quyết để loại bỏ vai trò của Matter Labs một cách đáng tin cậy.
Thiết kế tổ chức
Phép trừ cũng đòi hỏi sự suy nghĩ cẩn thận về thiết kế tổ chức để những người tham gia có thể đóng góp và tương tác với nhau theo cách có thể hiểu được.
Đây là không gian thiết kế còn non trẻ. Tôi chưa sẵn sàng tuyên bố rằng đây là "các phương pháp tốt nhất" hoặc đề xuất một khóa học cho zkSync (chúng tôi vẫn còn nhiều điều phải suy nghĩ ở đây). Nhưng chúng tôi đang thực hiện một số thử nghiệm tuyệt vời, đặc biệt là xung quanh các tổ chức lồng ghép (nested organizations).
Ví dụ như: Orca cho phép cộng đồng định cấu hình “pods” xung quanh logic tùy chỉnh (ví dụ: quản trị viên, quyền truy cập được cấp phép) ⁵. Synthetix sử dụng một hệ thống gồm ba subDAO để tổ chức hệ sinh thái của nó: protocolDAO, grantsDAO, AmbassadorDAO⁶. Và, vào đầu năm nay, Rune Christensen đã đăng “Endgame Plan” của mình cho MakerDAO, liên quan đến series “metaDAOs.⁷”
Optimism cũng đã thực hiện một số phát minh hữu ích trong lĩnh vực này. Cộng đồng của họ hoạt động thông qua hệ thống quản trị lưỡng viện: Token House và Citizen’s House⁸. Các nhà này có trách nhiệm về domain khác nhau (ví dụ: Citizen’s: tài trợ hàng hóa công cộng retroactive, Token: nâng cấp giao thức) .⁹
IV. Lời cuối
Vai trò của các tập đoàn đang thay đổi. Trong thế giới của Web2, công ty là một “thùng chứa” để tích lũy giá trị. Trong Web3, tập đoàn là đầu tàu truyền bá network.
Matter Labs là một doanh nghiệp có tầm quan trọng vượt trội; một thiết thực nhưng cần thiết nhất thời. Cuối cùng, không phải Matter Labs thống nhất công việc của chúng tôi; mà đó là sứ mệnh: đẩy nhanh việc chấp nhận rộng rãi của crypto vì chủ quyền của cá nhân
Tài liệu tham khảo:
Link bài viết
¹ https://cdixon.org/2018/02/18/why-decentralization-matters
² As above
³ https://blog.ethereum.org/2019/05/21/ethereum-foundation-spring-2019-update/
⁴ https://ethereum.foundation/philosophy/
⁵ https://docs.orcaprotocol.org/docs/pod-basics/pod-basics
⁶ https://docs.synthetix.io/governance/
⁷ https://forum.makerdao.com/t/the-endgame-plan-parts-1-2/15456
⁸ https://community.optimism.io/docs/governance/
⁹ As above
Theo dõi cộng đồng zkSync VN:
Twitter: https://twitter.com/zksyncvn
Telegram Chat: https://t.me/zksyncvn
Telegram Channel: https://t.me/zksyncvn_channel